Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính. Như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ,…
1. Năng lượng
Trong cơ thể con người, quá trình này cũng xảy ra tương tự nhưng năng lượng sinh ra thấp hơn do một lượng thức ăn không tiêu hóa hấp thu hết thải ra theo phân và nước tiểu. Giá trị sinh nhiệt của các chất như sau:
Chất (g) |
Năng lượng (kcal) |
Năng lượng hấp thụ (kcal) |
---|---|---|
Protit | 5.65 | ~4.0 |
Gluxit | 4.10 | ~4.0 |
Lipit | 9.45 | ~9.0 |
Năng lượng duy trì ở trẻ em cao hơn người lớn, ở người phụ nữ có thai tăng 20%, ở người trưởng thành khoảng 1kcal/kg cân nặng/1 giờ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe của cơ thể, thân nhiệt, thời điểm trước và sau bữa ăn, lượng nạc và mỡ trong cơ thể… nhưng 2 yếu tố quan trọng nhất là tuổi tác và khối lượng cơ thể. Năng lượng duy trì được tính theo bảng sau trong đó w là khối lượng cơ thể tính bằng kg:
Tuổi | Nam | Nữ |
---|---|---|
0-3 | 60.9w-54 | 61.0w-51 |
3-10 | 22.7w+495 | 22.5w+499 |
10-18 | 17.5w+651 | 12.2w+746 |
18-30 | 15.3w+679 | 14.7w+496 |
30-60 | 11.6w+879 | 8.7w+892 |
Trên 60 | 13.5w+487 | 10.5w+596 |
Năng lượng lao động thể lực phụ thuộc vào cường độ lao động, thời gian lao động. Sự tiêu hao năng lượng này có thể khác nhau khá lớn ngay cả khi có cùng điều kiện sống và làm việc đó là những yếu tố thể trọng, tuổi, môi trường và đặc biệt sự khéo léo thành thục công việc. Dựa vào tính chất, cường độ lao động thể lực người ta xếp các loại nghề nghiệp thành nhóm như:
– Lao động nhẹ: Nhân viên hành chính, các nghề lao động trí óc, nghề tự do, nội trợ, giáo viên.
– Lao động trung bình: Công nhân xây dựng, nông dân, nghề cá, quân nhân, sinh viên.
– Lao động nặng: một số nghề nông nghiệp, công nhân công nghiệp nặng, nghề mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ luyện tập.
Tính nhu cầu năng lượng cả ngày
Hệ số tính nhu cầu năng lượng cả ngày của người trưởng thành và năng lượng duy trì được tính theo bảng sau:ư
Cường độ lao động | Nam | Nữ |
---|---|---|
Nhẹ | 1.55 | 1.56 |
Vừa | 1.78 | 1.61 |
Nặng | 2.10 | 1.82 |
2. Vitamin và chất khoáng
Vitamin (A, B, C, D, E, F…) có nhiều trong rau quả và các phủ tạng động vật, chất khoáng (sắt, kẽm, đồng, selen, mangan…) có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Một số chức năng của vitamin và chất khoàng như sau:
– Điều hòa tăng trưởng vitamin A, E, C.
– Phát triển tế bào mô vitamin A, D, C, B2, PP.
– Miễn dịch vitamin A, C.
– Hệ thần kinh vitamin B1, B2, PP, B12, E.
– Thị giác vitamin A.
– Đông máu vitamin K, C.
– Chống lão hóa vitamin A, E, C, caroten).
– Chống thiếu máu sắt.
– Phòng bệnh bướu cổ và đần độn i-ốt.
– Chống còi xương canxi.
Bài viết khác :